Điện thoại thông minh ngày càng được nâng cấp và trang bị nhiều tính năng hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng, trong đó có cả iPhone. Thời lượng pin trên điện thoại cũng là một trong những vấn đề mà người dùng luôn quan tâm tới, vì vậy các nhà phát triển đã đưa ra chế độ tiết kiệm pin để giải quyết vấn đề này. Vậy chế độ tiết kiệm pin là gì? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Chế độ tiết kiệm pin là gì?
Chế độ tiết kiệm pin (Low Power Mode) là chế độ giúp cho điện thoại tiết kiệm mức độ tiêu thụ pin bằng cách giảm đi hiệu năng ngay trên điện thoại, tắt đi các kết nối như 3G, 4G hay Bluetooth khi điện thoại không cần sử dụng và hạn chế các thông báo trên điện thoại để kéo dài thêm thời gian sử dụng.
Với iPhone, khi pin sử dụng giảm tới ngưỡng 20% thì sẽ có thông báo khuyên nên kích hoạt chế độ tiết kiệm pin để kéo dài thời gian sử dụng hơn khi thiết bị chạm ngưỡng lượng pin thấp này.
2. Chế độ siêu tiết kiệm pin là gì?
Chế độ siêu tiết kiệm pin là tính năng chuyển điện thoại sang giao diện đơn giản nhất để tiết kiệm pin, các kết nối cũng sẽ bị tắt cùng với giảm thiểu đi các chức năng không cần thiết và chỉ để lại các tính năng cơ bản như gọi điện, nhắn tin hay đồng hồ. Tính năng này hữu hiệu khi bạn muốn duy trì điện thoại có thời lượng sử dụng lâu nhất có thể khi gặp nạn hoặc các vấn đề không may xảy ra.
3. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bật chế độ tiết kiệm pin, siêu tiết kiệm pin?
Chế độ tiết kiệm pin
-
Tính năng định vị trên điện thoại sẽ bị tắt đi.
-
Tắt đi một số kết nối như mạng di dộng, Bluetooth nếu điện thoại không cần sử dụng đến.
-
Tính năng trợ lý ảo như Siri, Google Assistant sẽ ngưng hỗ trợ tính năng nhận diện giọng nói.
-
Tắt tính năng chạy nền của các ứng dụng có trên điện thoại.
-
Ngưng cập nhật các ứng dụng trên điện thoại.
-
Chức năng làm mới nội dung trên các ứng dụng cũng sẽ bị tắt đi.
-
Thời gian sử dụng điện thoại có thể được kéo dài thêm tối đa 1 đến 3 tiếng tùy thuộc vào nấc tiết kiệm pin trên điện thoại.
Chế độ siêu tiết kiệm pin
-
Hình nền trên điện thoại sẽ được ngưng sử dụng.
-
Các kết nối như mạng di động, WiFi, Bluetooth sẽ buộc bị ngắt để kéo dài thời gian sử dụng hơn.
-
Ánh sáng màn hình sẽ giảm mạnh để tăng thời gian sử dụng.
-
Các tính năng làm mới ứng dụng, trợ lý ảo, ứng dụng chạy nền cũng bị ngắt tương tự như chế độ tiết kiệm pin.
-
Thời gian sử dụng điện thoại có thể kéo dài lên tối đa lên tới 9 tiếng khi điện thoai đầy pin.
4. Ưu, nhược điểm của chế độ tiết kiệm pin
Ưu điểm
Chế độ tiết kiệm pin sẽ làm tăng thời gian sử dụng trên điện thoại một cách tối đa. Giúp người dùng có thể duy trì trạng thái hoạt động trên điện thoại lâu hơn khi không thể sạc pin điện thoại.
Nhược điểm
Tuy kéo dài thời gian sử dụng nhưng hiệu năng của điện thoại sẽ bị giảm đi đôi chút, các tính năng bị cắt giảm, ánh sáng màn hình sẽ bị giảm và các kết nối cũng bị ngắt kết nối để tăng thời gian sử dụng. Vì vậy sẽ khiến trải nghiệm sử dụng của người dùng khi trong chế độ tiết kiệm pin không được tốt.
5. Chế độ tiết kiệm pin có hại máy không? Có nên bật?
Khi kích hoạt chế độ tiết kiệm pin, hiệu năng trên điện thoại sẽ được giảm đi, các tính năng bị cắt giảm tương đối. Vì vậy trên lí thuyết chế độ tiết kiệm pin sẽ không ảnh hưởng hay làm hại tới điện thoại nói chung và chất lượng pin nói riêng.
Về việc có nên bật chế độ tiết kiệm pin hay không thì sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Vì việc bật chế độ này sẽ làm trải nghiệm sử dụng điện thoại giảm đi đôi chút. Cho nên chế độ này chỉ nên được bật khi bạn thật sự muốn kéo dài thời gian sử dụng điện thoại thôi nhé!
6. Cách bật chế độ tiết kiệm pin trên iPhone
Cách kích hoạt chế độ tiết kiệm pin trên iPhone khá đơn giản, bạn có thể tham khảo ngay bài viết bên dưới để biết thêm chi tiết nhé!
7. Có nên bật chế độ tiết kiệm pin trên iPhone?
Để có câu trả lời cho vấn đề này, mời bạn tham khảo ngay bài viết bên dưới để biết thêm chi tiết nhé!
Xem hướng dẫn chi tiết: Có nên bật chế độ tiết kiệm pin trên iPhone?
Vậy là mình đã chia sẻ xong cho bạn những thông tin về chế độ tiết kiệm pin trên điện thoại rồi. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo nhé! Tạm biệt bạn.